Thanh lý hợp đồng 2024 và những điều cần doanh nghiệp biết

Thanh lý hợp đồng là việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc sau khi hợp đồng đã hoàn thành. Việc thanh lý hợp đồng cần được thực hiện đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia. Dưới đây là một số điều cần lưu ý về thanh lý hợp đồng. 


1. Thanh lý hợp đồng là gì?

 

Hiểu đơn giản, thanh lý hợp đồng là sự ghi nhận, được thể hiện dưới dạng văn bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng giữa các bên, sau khi hoàn tất công việc đã được các bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng và chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký xác nhận. 

 

Các bên tham gia thường sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự để chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Trong một số trường hợp, việc thanh lý hợp đồng giúp các bên giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có. 


2. Các trường hợp thanh lý hợp đồng thường gặp

Về bản chất, sau khi các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng đầy đủ quyền lợi như trong hợp đồng thì hai bên tiến hành ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Ngoài ra, có thể thanh lý hợp đồng ngay cả khi nghĩa vụ hợp đồng chưa được thực hiện hết, nhưng các bên thống nhất thỏa thuận tiến tới thanh lý, kết thúc hợp đồng. 

 

Thanh lý hợp đồng chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

 

Ví dụ:

Công ty Cổ phần A ký hợp đồng với công ty TNHH B về việc cung cấp sản phẩm rau hữu cơ. Tuy nhiên, sau khi công ty B nhận hàng và phát hiện sản phẩm không đúng như cam kết trong hợp đồng, công ty B đã thông báo cho công ty A về việc thanh lý hợp đồng và yêu cầu hoàn tiền. Hai bên sẽ thỏa thuận và chấm dứt hợp đồng, cùng với số tiền hoàn lại, phương thức hoàn tiền, sau đó lập biên bản thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ sau thanh lý. 

Tóm lại, thủ tục thanh lý hợp đồng diễn ra sau khi các bên hoàn thành hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt hợp đồng. 

  • Hiện nay, thủ tục chấm dứt hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau: 

 

 

 

- Hai bên hoàn thành hợp đồng. 

 

 

- Hai bên thống nhất kết thúc hợp đồng.

 

 

- Cá nhân, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà yêu cầu hợp đồng phải do những người hoặc tổ chức này thực hiện. 

 

 

- Hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

 

 

- Đối tượng thực hiện hợp đồng không còn nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. 

 

 

- Do nguyên nhân khách quan mà các bên tham gia hợp đồng không thể lường trước được sự thay đổi của hoàn cảnh. 

 

 

- Một số trường hợp khác do pháp luật quy định. 

3. Trình tự và thủ tục thanh lý hợp đồng

 Dưới đây là một số quy định về trình tự và thủ tục thanh lý hợp đồng

- Thời điểm thanh lý hợp đồng

Hai bên tự thỏa thuận, đi đến thống nhất về thời điểm tiến hành thanh lý hợp đồng. Do đó, việc thanh lý hợp đồng có thể diễn ra ngay cả khi nghĩa vụ trong hợp đồng chưa hoàn thành. 

- Hình thức thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên. Ví dụ: Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ như thế nào, hưởng những quyền lợi gì, còn nghĩa vụ nào chưa thực hiện không?

- Thủ tục thanh lý hợp đồng

Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng được chia thành 02 trường hợp sau:

Thủ tục thanh lý hợp đồng có sự khác biệt theo 2 trường hợp.

- Các bên thống nhất việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng

Do hai bên đã thỏa thuận và thống nhất, khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì có thể thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, thủ tục thanh lý hợp đồng khá đơn giản. Các bên tự thống nhất, soạn dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng và gửi cho bên còn lại. Khi đạt được thỏa thuận, hai bên tiến thành ký biên bản thanh lý hợp đồng. 

- Một bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng

Căn cứ vào các điều khoản hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng cần: Gửi thông báo cho bên còn lại, trong đó lưu ý về thời điểm chấm dứt, hủy bỏ nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo theo nội dung đã thỏa thuận trước đó. 

 

Trên đây Thái Sơn đã đưa ra một số quy định về thanh lý hợp đồng mới nhất 2024. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.