Chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý khi nào? Lưu ý quan trọng

Chữ ký số có giá trị pháp ký không” là câu hỏi được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Thực tế thì chữ ký số có tính pháp lý không và làm thế nào để đạt được giá trị pháp lý khi ký số. Hãy cùng CloudOffice tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!

1. Tìm hiểu chung về Chữ ký số

a. Chữ ký số là gì?

“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu bởi hệ thống mật mã (không đối xứng), trích Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Từ đó, người sở hữu thông điệp dữ liệu ban đầu và người ký có khóa công khai, sẽ có thể xác định một cách chính xác thông điệp ban đầu (dựa trên nguyên lý khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa). Đồng thời cũng xác định được chính xác sự toàn vẹn về nội dung của thông điệp dữ liệu (kể từ khi thực hiện việc biến đổi trên).

b. Có những loại chữ ký số nào?

Hiện nay, có 4 loại chữ ký số phổ biến có thể kể đến như:

  • Chữ ký số USB token (Một dạng USB đặc biệt)
  • Chữ ký số Smart Card (Chữ ký số được thiết lập trên sim)
  • Chữ ký số HSM - Hardware Security Module (là một thiết bị vật lý)
  • Chữ ký số từ xa - Remote Signature (Tính ứng dụng cao nhưng dễ gặp rủi ro)

2. Chữ ký số có giá trị pháp lý khi nào?

giá trị 1

Khi nào Chữ ký số có giá trị pháp lý? 

Không chỉ chữ ký tay có giá trị pháp lý theo quy định của luật dân sự năm 2015. Chữ ký số cũng được coi là có giá trị pháp lý khi và chỉ khi thỏa mãn những điều kiện trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, theo Điều 8 & 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, đối với một thông điệp dữ liệu mà pháp luật yêu cầu văn bản đó cần có chữ ký thì việc ký bằng chữ ký số đảm bảo an toàn sẽ được xem là đáp ứng.

Thứ 2, đối với trường hợp pháp luật quy định văn bản đó cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức, thông điệp dữ liệu đó được ký chữ ký số bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định thì cũng được xem là chữ ký số hợp lệ (đáp ứng).

Thứ ba, khi chữ ký số cùng chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tuân theo nghị định của Chính phủ tại Việt Nam thì sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

3. Những điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký số

giá trị 2

Điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số?

“Chữ ký số” là một ứng dụng mới của công nghệ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn công nghệ cho chữ ký số, cũng cần các điều kiện tiên quyết theo quy định.

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, chữ ký số phải được tạo ra trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu lực, đồng thời kiểm tra được bằng khóa công khai (được ghi trên chứng thư số đó).

Thứ hai, chữ ký số được tạo ra thông qua việc sử dụng cặp khóa bí mật, tương ứng với khóa công khai được ghi trên chứng thư số, do các tổ chức có thẩm quyền theo quy định, danh sách bao gồm:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (duy nhất);

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ);

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (Newtel CA, CMC CA, ECA ThaisonSoft…).

d) Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng nằm trong danh sách quy định tại Điều 40 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Thứ ba là vấn đề kiểm soát ký. Cần đảm bảo rằng, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm văn bản đó được ký.

4. Chữ ký số được cấp bởi ThaisonSoft có giá trị pháp lý

Để đảm bảo tính pháp lý của chữ ký số, cần có đơn vị uy tín và được cấp phép bởi nhà nước, chính phủ.

Dịch vụ “Chữ ký số” của Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn là một dịch vụ uy tín, được nhiều doanh nghiệp lớn và tổ chức tin dùng. Với hơn 20 năm thành lập ThaisonSoft, chúng tôi tự hào đem đến cho khách hàng giải pháp “chữ ký số” chuyên nghiệp, nhanh chóng và bảo mật.